Hotline: 085.419.2429 | Giới thiệu | Liên hệ | Tư vấn đồ bơi nam
Bơi lội là một trong những hoạt động thể thao dưới nước được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu không trang bị những trang thiết bị bảo vệ khi đi bơi có thế khiến cho cơ thể gặp những ảnh hưởng xấu. Trong đó, tình trạng nước vào tai khi bơi không hiếm gặp. Vậy khi gặp phải sự cố này bạn nên làm gì? Đâu là cách phòng tránh đơn giản, hiệu quả mang lại cao.
Khi gặp phải sự cố nước vào tai khi đi bơi sẽ có biểu hiện cảm giác khó chịu từ vị trí tai tới hàm hay cổ họng. Đây chính là dấu hiệu điển hình cho thấy nước đang bị mắc kẹt trong tai. Kèm theo là vấn đề thính giác và âm thanh giống bị nghẹt.
Thông thường, nhiều bạn vẫn nghĩ đây là vấn đề đơn giản, tự mất theo thời gian hay xử lý sai cách. Tuy nhiên, điều này sẽ nguy hiểm nếu vấn đề nặng hơn, có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nghe, nguy cơ viêm nhiễm bên trong tai cao.
Nước vào trong tai khi bơi cảm giác khó chịu từ tai đến vị trí hàm hay cổ họng
Bạn có biết nguyên nhân tại sao nước vào tai khi bơi không? Vì tai là bộ phận không được bảo vệ triệt để tham gia hoạt động dưới nước, nhất là bơi lội. Khi nước xâm nhập vào tai, có thể mắc kẹt, tồn đọng bên trong ống tai.
Tình trạng nước tồn đọng bên trong ống tai ban đầu chỉ gây nên cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu nước không tự thoát ra ngoài, xử lý ngay không đúng cách có thể tạo môi trường để nấm, vi khuẩn phát triển. Lâu dần gây nên tình trạng viêm tai, sưng tấy hay chứng viêm tai ngoài cấp tính nguy hiểm.
Eczema – là loại bệnh viêm da xảy ra ở lớp nông của da do tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Bệnh lý này thường phát triển, xảy ra khi thời tiết giao mùa. Đây sẽ là đối tượng nguy cơ cao nước vào tai khi bơi, viêm tai cao.
Với lượng lớn người tham gia bơi lội ở bể bơi nhiều khiến nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Và với đối tượng có tiền sử bị viêm tai thì khi nước vào tai sẽ khiến bệnh lý nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu bạn thích bơi lội, cần đặc biệt chú ý bảo vệ tai tránh nước bể bơi xâm nhập vào trong tai.
Một trong những đối tượng mà khả năng nước xâm nhập vào tai chính trẻ dưới 3 tuổi. Độ tuổi này bộ phận tai của trẻ còn yếu, chưa thể ngăn cản được sự xâm nhập của vi khuẩn. Do vậy, trẻ dưới 3 tuổi chưa nên đưa trẻ đi bơi, bởi đối tượng này nguy cơ viêm tai giữa cao hơn.
Trẻ em dưới 3 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nước tràn vào tai khi bơi
Trong tai luôn có chứa chất sáp đặc biệt không thấm nước gọi là ráy tai. Khi nước vào tai khi bơi lọt vô tai thì cũng sẽ tự động chảy ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì nước lại không thể tự thoát ra ngoài, và sẽ ở lại trong tai gây ngứa, khó chịu. Chia sẻ đến bạn một số cách xử lý sự cố khi nước vào tai đơn giản:
Cách 1: Lâu khô phần ngoài tai bằng khăn mềm, tiếp đến dùng bông tăm thấm nhẹ nhàng phần bên trong lỗ tai, thực hiện lặp lại đến khí nước không còn đọng trong tai.
Sử dụng bông tăm đúng cách để đảm bảo vệ sinh tai an toàn
Cách 2: Sấy khô tai bằng máy sấy tóc với cách thực hiện đơn giản mà hiệu quả. Bật máy sấy tóc ở mức thấp nhất, rồi hướng về phía tai với khoảng cách khoảng 30cm. Tiếp đến, kéo dáy tai xuống, và di chuyển máy sấy lên xuống. Phương pháp này giúp bay hơi lượng nước còn mắc kẹt ở trong tai.
Cách 3: Nằm nghiêng về phía bên tai có nước trong khoảng thời gian vài phút để nước có thể tự động chảy ra ngoài. Có thể kết hợp thêm khăn mềm để dưới tai để lau khô.
Cách 5: Chuẩn bị dung dịch hydrogen peroxide, pha loãng với nước. Nhỏ từ 3-4 giọt dung dịch vào trong tai trong mỗi lần sử dụng. Sau khoảng thời gian 2-3 phút, hãy nghiêng đầu về phía bên tai có nước vào để chất lỏng thoát ra ngoài.
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc: Nguyên nhân và cách khắc phục nước vào tai khi bơi. Tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà bạn sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp giúp nước thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cần trang bị dụng cụ bảo vệ tai tốt nhất, tránh sự cố nước tràn vào tai ảnh hưởng tới sức khỏe mỗi khi đi bơi.
Mọi vấn đề thắc mắc về chính sách của chúng tôi, bạn có thể gửi yêu cầu qua email admin@doboinam.vn hoặc gọi điện theo số hotline 085.419.2429.