Hotline: 085.419.2429 | Giới thiệu | Liên hệ | Tư vấn đồ bơi nam
Với nhiều người yêu thích bơi lội, thường xuyên tập luyện, rèn luyện sở hữu vóc dáng cơ thể chuẩn, sức khỏe tốt. Tuy nhiên, khi bơi lội thường xuyên đôi khi gặp phải tình trạng sức khỏe không tốt, cơ thể bất an, nhất là khi sụt sịt, nghẹt mũi khi bơi, và rất ngại xuống nước. Yếu tố tác động phổ biến nhất: cảm cúm, cảm lạnh thông thường hay viêm xoang. Ngoài ra, nghẹt mũi do dị ứng, sốt hay do ảnh hưởng từ bệnh lý khác. Vậy để hiểu rõ hơn nghẹt mũi khi đi bơi do nguyên nhân nào? Cách khắc phục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có lời giải đáp chuẩn xác nhất.
Với những chia sẻ này, không đề cập đến với những người mắc viêm xoang mạn tính. Với những đối tượng này nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên, liệu trình điều trị tốt nhất trước khi nghĩ đến bơi lội. Nghẹt mũi khi bơi thông thường sẽ chia thành 2 dạng: nghẹt trước khi xuống nước hay nghẹt mũi sau khi bơi xong:
Tình trạng nghẹt mũi khi bơi do nhiều nguyên nhân tác động
Đầu tiên, với những người gặp tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi trước khi xuống bơi thì thông thường do cảm lạnh nhẹ. Khi gặp phải tình trạng này, bạn xuống bơi hay không do sức khỏe, cảm giác của bạn. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ, tuy nhiên nếu cơ thể bạn đang sốt thì không được bơi. Không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe, còn tránh lây lan. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám, điều trị đúng cách nhất.
Tình trạng nghẹt mũi sau khi bơi xong thường phát sinh do 2 nguyên nhân chính sau:
Sau khi bơi xong xảy ra tình trạng nghẹt mũi do clo có trong nước xâm nhập vào tai hoặc mũi. Bạn có để ý đến cảm giác nóng rát ở mũi khi bơi do nước bể bơi xộc vào mũi. Cảm giác này do nước bể bơi khử trùng bằng hóa chất clo xâm nhập vào hốc xoang khiên các màng mỏng bao xung quanh hốc mũi bị kích thích.
Biểu hiện khi clo xâm nhập vào tai hoặc mũi: gây kích ứng, sưng tấy, và nếu không được khắc phục đúng cách, theo thời gian có thể gây nên bệnh nhiễm trùng xoang. Theo nghiên cứu, khoảng 35% người đi bơi cho biết gặp phải tình trạng nghẹt mũi sau khi bơi. Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay từ sau khi ra khỏi hồ bơi đến chừng vài giờ sau đó. Và với nhiều người bơi, đây chỉ là vấn đề đơn giản do nước đọng lại trong hốc mũi, gây kích ứng.
Ngoài ra, tình trạng nghẹt mũi khi bơi do nước xâm nhập vào mùi có do kỹ thuật thở khi bơi chưa chuẩn. Tuy nhiên, có thể do cơ thể của bạn nhạy cảm với clo trong nước. Với nhiều người thỉnh thoảng hít phải nước trong khi bơi nhưng vẫn không ảnh hưởng gì.
Tình trạng nghẹt mũi sau khi bơi có thể do nước xâm nhập vào khoang mũi
Tình trạng nghẹt mũi khi bơi có thể do bạn bị dị ứng với chất gì đó có trong hồ bơi. Ví dụ, nếu bạn bơi ở bể bơi ngoài trời, phấn hoa tích tụ lại trên bề mặt nước có thể gây ra tình trạng dị ứng. Hay do nước hoa, kem dưỡng da có trong nước do những người đi bơi trước để lại. Và cũng có thể do tác động của vi khuẩn có trong nước bể bơi gây ra tình trạng kích ứng. Tình trạng này khiến chất nhầy trong mũi đặc hơn, dẫn đến tắc xoang khiến mũi bị nghẹt.
Biện pháp phòng ngừa sự cố nghẹt mũi khi bơi sẽ khác nhau tùy thuộc vào yếu tố, nguyên nhân gây kích ứng xoang khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tình trạng nghẹt mũi:
- Kẹp mũi và nút tai: Có thể gây khó chịu, không thoải mái khi đeo nhưng đây là biện pháp giúp ngăn ngừa clo xâm nhập vào xoang. Phù hợp với những đối tượng nhạy cảm với clo hoặc mắc phải bệnh lý viêm xoang mạn tính nhưng bác sĩ cho phép đi bơi.
- Xịt mũi: Sử dụng chai xịt mũi, nước muối sinh lý để làm sạch đường mũi, giúp mũi tránh được khỏi chất kích thích giảm nghẹt mũi.
- Thuốc trị dị ứng: Nếu bạn nghẹt mũi do dị ứng, có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamine hay thuốc xịt mũi dị ứng.
Chọn hồ bơi trong nhà có hệ thống thông gió tốt phòng tránh tình trạng nghẹt mũi
- Thay đổi hồ bơi: Lựa chọn hồ bơi trong nhà có hệ thống thông gió tốt giảm hóa chất từ clo và các chất khử trùng nước.
- Điều chỉnh lại kỹ thuật thở: Thực hiện kỹ thuật thở đúng cách giúp giảm các tác động của nước.
- Bơi theo kiểu giữ đầu trên mặt nước: Thực hiện bơi ngửa hoặc bơi ếch cao đầu giúp tránh nước xộc vào mũi.
- Tắm ngay sau khi bơi: Giúp loại bỏ sạch clo tồn đọng trên cơ thể.
Qua những phân tích này giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân nghẹt mũi khi bơi, biện pháp phòng tránh. Tùy thuộc vào từng yếu tố, nguyên nhân tác động khác nhau mà tác động đến cơ thể, gây ra tình trạng nghẹt mũi. Hy vọng, với những chia sẻ trên giúp bạn tránh được tác động, phát sinh sự cố khi bơi. Chúc bạn thành công!
Mọi vấn đề thắc mắc về chính sách của chúng tôi, bạn có thể gửi yêu cầu qua email admin@doboinam.vn hoặc gọi điện theo số hotline 085.419.2429.