Hotline: 085.419.2429 | Giới thiệu | Liên hệ | Tư vấn đồ bơi nam
Đau gót chân sau khi chạy bộ là một trong những tình trạng không còn quá xa lạ với người chạy bộ, nhất là gặp phải ở những người mới bắt đầu chạy bộ, chạy không đúng kỹ thuật, chạy quá sức. Tình trạng này xảy ra tác động ảnh hưởng tới quá trình vận động, sinh hoạt hàng ngày, gây cảm giác khó chịu. Vậy tại sao sau khi chạy bộ bị đau gót chân? Cách điều trị hiệu quả như thế nào?
Nguyên nhân gây đau gót chân sau khi chạy bộ
Với những người chạy bộ gặp phải tình trạng đau gót chân sau khi chạy bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động, cụ thể:
Đau gót chân sau khi chạy bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau
- Bàn chân bẹt hoặc vòm chân quá cao
- Viêm cân gan chân
- Viêm gân Achilles
- Viêm bao hoạt dịch
- Tiếp đất sai kỹ thuật hoặc chạy quá sức
Cách điều trị chứng đau gót chân khi chạy bộ hiệu quả
Tình trạng đau gót chân khi chạy bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện. Dưới đây là một số các điều trị hiệu quả:
Nghỉ ngơi đủ
Điều trị chứng đau gót chân hiệu quả chính là cần dành thời gian nghỉ ngơi. Khi cơ thể nghỉ ngơi, các cơ sẽ có thời gian thư giãn, không phải hoạt động, giúp khắc phục hiệu quả chứng đau gót chân. Tuy nhiên, nếu cảm thấy các cơn đau nhức gót chân đang giảm dần, cần tránh chủ quan chạy bộ ngay lập tực, bởi có thể gặp phải tình trạng cơ đau tái phát. Do đó, nên xen kẽ các bài tập thể dục giãn cơ bàn chân, bắp chân, tiếp đó tập tăng cường khoảng 2 – 3 lần/ngày trong 5 phút/lần.
Chườm lạnh
Để khắc phục tình trạng đau gót chân có thể thực hiện chườm lạnh vào vùng gót chân và xoa đều nhẹ nhàng vài lần/ngày, mỗi lần khoảng 15-20 phút, có tác dụng giảm đau và sưng hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh dùng trực tiếp đá lạnh chườm lên vùng bị sưng, thay vào đó nên bỏ đá lạnh trong khăn mềm hoặc dùng túi chườm lạnh để tránh gặp phải tình trạng bị bỏng lạnh.
Điều trị đau gót chân khi chạy bộ bằng phương pháp chườm lạnh
Dùng nẹp chân
Bị đau gót chân khi chạy bộ phải làm sao? Khi gặp phải tình trạng này, khắc phục bằng cách sử dụng nẹp chân khi chạy. Thanh nẹp có vai trò giúp cố định bàn chân và mắt cá chân. Nhờ vậy, giúp gan bàn chân không tiếp xúc trực tiếp với sàn, và cơ đau gót chân sẽ nhanh chóng biến mất.
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Dùng thuốc kháng viêm không steroid giúp giảm sưng viêm, chấm dứt nhanh các đau gót chân sau khi chạy bộ, đây chính là phương pháp được nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, các cơn đau gót chân xảy ra, đa phần chính là triệu chứng báo hiệu cơ thể gặp phải một số bệnh lý như viêm bao hoạt dịch khớp, viêm cân gan chân, viêm cột sống dính khớp, hay thoái hóa xương sụn,…. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Sử dụng miếng lót chỉnh hình hoặc miếng đệm gót chân
Gặp phải tình trạng đau gót chân sau khi chạy bộ xảy ra do nguyên nhân bàn chân bẹt. Nếu không điều trị đúng cách, kịp thời có thể dẫn tới các nguyên nhân các vấn đề sức khỏe khác như: viêm Achilles, viêm gan bàn chân, viêm bao hoạt dịch,… thậm chí còn tác động và ảnh hưởng gây ra bệnh lý thoái hóa khớp gối. Do vậy, để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra do nguyên nhân bàn chân bẹt cần tìm giải pháp điều trị đúng cách càng sớm càng tốt.
Hiện nay, sử dụng miếng lót chỉnh hình hoặc tấm đệm chính là cách điều trí bàn chân bẹt hiệu quả, an toàn được nhiều người chọn lựa.
Điều trị đau gót chân bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống
Một trong những phương pháp điều trị đau gót chân sau khi chạy bộ mà không sử dụng thuốc và được chuyên gia đánh giá cao chính là phương pháp trị liệu thần kinh cột sống. Phương pháp này thực hiện theo cơ chế nắn chỉnh các sai lệch trong cấu trúc xương khớp trở về vị trí bình thường. Từ đó, hỗ trợ điều trị dứt điểm các cơn đau gót chân, và hỗ trợ phục hồi khả năng vận động nhanh cho bệnh nhân.
Tham khảo: Quần tập gym 2 lớp cao cấp (DBN-172) thiết kế 2 lớp, lớp ngoài là vải poly dày dặn, bên trong à lót thun lạnh 4 chiều cao cấp bền bỉ.
Phẫu thuật
Khi tổn thương gót chân đã quá nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày và không áp dụng được các phương pháp trên, giải pháp điều trị bác sĩ tư vấn chính là phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân dù điều trị cơn đau gót chân hiệu quả, tuy nhiên bệnh nhân không thể có lại gót chân khỏe mạnh như trước, và có thể xuất hiện cơn đau khi gót chân phải vận động mạnh.
Trên đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng đau gót chân sau khi chạy bộ, cách điều trị hiệu quả. Hy vọng, với những chia sẻ trên giúp bạn có phương pháp điều trị đau gót chân đúng cách, hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sinh hoạt trong đời sống hàng ngày, sức khỏe cơ thể.
Mọi vấn đề thắc mắc về chính sách của chúng tôi, bạn có thể gửi yêu cầu qua email admin@doboinam.vn hoặc gọi điện theo số hotline 085.419.2429.